Một ngày đẹp trời, bỗng chiếc máy tính của bạn bật không lên màn hình. Quái lạ, bạn vội search ngay Google: máy tính không lên là bị gì? Sau nửa tiếng nghiên cứu, bạn quyết định bắt tay vào thực hành thay vì gọi cho thợ sửa máy tính đến. Và thế là hếtttt…trong một chiều buồn em nói với aaanh… Á lộn… Và thế là toang, thử tùm lum cách rồi sao chẳng thấy lên hè T.T huhu. DUY KHANG đã gặp rất nhiều bạn gặp phải trường hợp trên rùi, cứ nghĩ làm theo Google là tự sửa máy tại nhà nhưng không ngờ là tự mình hại mình. Hic.
4 rủi ro khi tự sửa máy tính tại nhà
Giật điện
Không ít bạn bị điện giật khi cố mở vỏ máy tính (case). Thông thường chỉ bị giật nhẹ gọi là giật mình xíu thoi. Cũng có trường hợp nếu nguồn máy bị rò điện thì bị giật mạnh đó nhe. Nguyên nhân là vì các case thường bị tích luỹ tĩnh điện. Lượng tĩnh điện sẽ quyết định mức độ giật mạnh hay nhẹ. Vấn đề này giải quyết khá đơn giản. Bạn chỉ cần mang dép vào và đảm bảo tay khô thì sẽ không bị giật.
Làm chết RAM
Khi tìm kiếm “cách fix lỗi máy tính không lên màn hình”, một số trang cho ra kết quả là do lỗi RAM hoặc khe RAM cùng với hướng dẫn “vô cùng đơn giản”, “có thể làm tại nhà”. Ulatroi. Lý thuyết và thực hành khác nhau hoàn toàn nha. 🙄
Thứ nhất, chân RAM là bộ phận vô cùng nhạy cảm, dễ hư hỏng khi bị va chạm. Hơn nữa, việc lắp RAM vào khe đòi hỏi phải đúng kĩ thuật. Xem qua video thì có vẻ dễ, thế nhưng trên thực tế có khá nhiều kĩ thuật viên lắp sai cách dẫn đến chập cháy, chết RAM và thậm chí làm hư khe RAM.
Đọc đến đây, một số bạn có thể nghĩ rằng:” Lâu lâu tui mở ra vệ sinh mà có bị chi đâu, làm quá!” Dạ, do bạn hên á, chứ khách bên mình nhiều người xu lắm. Chúc mừng bạn nha 😂😂
Làm hư CPU
Ngoài vệ sinh RAM, một số trang còn hướng dẫn cho bạn phải mở và vệ sinh chip CPU.
Trước tiên cần hiểu rằng, CPU ở đây là nói đến con chip nhỏ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, được đặt đúng vào CPU socket trên Mainboard (main-bo mạch chủ). Mặt dưới của con chip là hàng trăm chân nối được nối vào mỗi lỗ tương ứng trong đế cắm CPU. Những chân nối này rất dễ gãy khi bạn chạm tay vào. Chỉ cần cong một xíu thì nó sẽ không nối với cpu socket được.
Ngoài ra, khi bạn chưa tìm hiểu kĩ về cách gắn chip sẽ dễ bị gắn lộn đầu, sử dụng lực mạnh có thể làm gãy chip.
Làm hỏng Mainboard
Trong cấu tạo các bộ phận của máy tính, main có vai trò hết sức quan trọng. Nó đóng vai trò nền tảng trên máy tính có tác dụng kết nối các linh kiện thành thể thống nhất. Khi một linh kiện bị chập cháy ảnh hưởng đến việc chập cháy các linh kiện khác và làm chết main. Ví dụ như Đóng RAM vào không đúng kĩ thuật dẫn đến chập cháy RAM. Mà RAM lại gắn ở khe RAM trên main, có nguy cơ chập chết main. Có một số trường hợp chết main dẫn đến chết chip CPU.
Haiz, xà quần một hồi thì nói chung tự tháo lắp linh kiện máy có nguy cơ cao làm hư hỏng các linh kiện. Nếu bạn chưa tìm hiểu kĩ thì không nên tự ý sửa nha. Chi phí sửa tính ra rẻ hơn rất nhiều so với việc bạn tự sửa rồi làm hỏng linh kiện luôn.
KẾT LUẬN
DUY KHANG chân thành khuyên bạn khi gặp sự cố hay vấn đề gì về máy tính, nên gọi cho các đơn vị sửa chữa máy tính uy tín. Việc tìm hiểu và tự sửa máy tính tại nhà cũng giống như khi bạn gặp vấn đề về sức khoẻ mà tra Google toàn ra ung thư vậy @@ Hơn nữa, khi bệnh nhẹ nên gọi thợ sửa luôn, chứ táy máy là mất tiền triệu lận đó @@
Cần sửa máy tính liên hệ ngay qua số HOTLINE: 0899861778
Gen Z ngại điện thoại thì hãy nhắn tin qua Zalo hoặc Messenger để được hỗ trợ nhaaa!
Làm sao để biết lỗi nào mình có thể tự sửa vậy ạ, qua kiểm tra có mất nhiều tiền hong ạ
Dạ bạn liên hệ qua số 0899861778 để được tư vấn nha. Giá qua kiểm tra dao động từ 80 đến 100k thui. Cảm ơn bạn đã quan tâm ❤️