Hiện nay, tính năng kết nối máy in qua mạng LAN đều có ở hầu hết các loại máy in. Tính năng này khá tiện lợi cho phép nhiều máy tính có thể kết nối cùng một chiếc máy in. Tuy vậy, lại có một số trường hợp máy in bị lỗi, dẫn đến không thể kết nối máy in qua mạng LAN được. Hãy cùng DUY KHANG tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Kết nối máy in qua mạng LAN cho Windows 10
Kết nối máy in qua mạng LAN là gì?
Cho bạn nào chưa biết thì đây là một cách in từ xa qua mạng LAN cục bộ, kết nối trực tiếp với các thiết bị như: máy tính bàn, laptop và cả điện thoại thông minh. Phương pháp in từ xa này giúp việc kết nối trở nên tiện lợi hơn rất nhiều so với kết nối truyền thống bằng cổng USB rườm rà.
Ưu điểm
- Tiện lợi trong việc hỗ trợ in ấn từ xa
- Kết nối nhanh chóng
- Không cần nhiều dây cáp
- Có thể liên kết cùng một lúc với nhiều thiết bị: Máy tính, laptop, điện thoại thông minh
Nhược điểm
- Cách cài đặt và kết nối có phần phức tạp
- Cần có hệ thống mạng LAN ổn định
- Hệ thống mạng gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết nối
Cách kết nối máy in qua mạng LAN
Bước 1: Vào Control Panel, truy cập mục Devices and Printers.
Bước 2: Click vào Add a printer. Một cửa sổ hiện ra và quét các thiết bị.
Bước 3: Click vào dòng The printer that I want isn’t listed (Máy in tôi cần không được liệt kê) bên dưới để tự thêm thiết bị.
Bước 4: Tại cửa sổ mới, có 4 mục, hãy chọn mục Select a shared printer by name, click chuột vào ô Browse để tìm kiếm các máy trong mạng LAN.
Bước 5: Chọn máy tính có chia sẻ máy in > nhấp tiếp vào máy in được chia sẻ từ máy đó > chọn Next để máy quét và cài đặt driver cho máy in đó nếu chưa cài đặt driver.
Bước 6: Sau khi driver đã được cài đặt, bấm Next và Finish để hoàn tất kết nối máy tính với máy in.
Lỗi không thể kết nối máy in qua mạng LAN
Đây là lỗi gì?
Đây là một trong những lỗi khá phổ biến trên Windows 10. Khi bị lỗi, máy tính sẽ xuất hiện các thông báo như:
Windows cannot connect to the printer. Operation failed with error 0x0000007e
Operation could not be completed (error 0x0000007e). The specified module could not be found.
Nguyên nhân gây ra lỗi kết nối máy
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như là:
- Lỗi dây cáp kết nối
- Máy in chưa bật nguồn
- Lỗi driver
- Máy tính lỗi Win ảnh hưởng đến thao tác in ấn
- Máy tính và máy tính (hoặc các thiết bị khác) không sử dụng chung hệ thống mạng LAN
- Máy tính bị virus
- Chia sẻ máy in qua mạng LAN không đúng cách
- …
Cách sửa lỗi máy in không kết nối dành cho Win 10
Trước hết, các bạn cần đảm bảo đã thực hiện các bước chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách vì đây có thể là nguyên nhân gây ra lỗi.
Trong trường hợp đã làm đúng các bước mà vẫn không kết nối được, các bạn có thể thử cách sau:
Dùng trình Troubleshoot
Troubleshoot là trình tìm và tự động sửa lỗi, được cài đặt sẵn trong hệ điều hành Windows. Nó khá hữu ích khi có thể giải quyết các vấn đề về mạng, âm thanh, cập nhật Windows, Bluetooth…
B1: Bạn nhấn Windows + I và chọn Update & security > chọn Troubleshoot
B2: Tại mục Printer, bạn hãy click vào Run the troubleshooter để trình tự động quét và sửa lỗi.
Xoá và cài lại Driver
B1: Nhấn Windows + S. Tìm và chọn Device Manager
B2: Bạn click vào mũi tên để mở rộng tệp Print queues
B3: Tiến hành xoá và cài đặt lại driver.
Quét lại để tìm kiếm máy in
Bạn tiến hành các bước 1,2,3 trong Cách kết nối máy in qua mạng LAN
Tiếp theo, nhấp vào mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer > Next.
Lúc này, máy in sẽ xuất hiện và bạn chỉ cần chọn thui.
Trong trường hợp đã thử hết các cách mà vẫn không thể kết nối được máy in thì xin chia pùn… Win 10 bản cập nhật mới nhất hầu hết sẽ không cho phép kết nối máy in qua mạng LAN nữa. Cách xử lý là kết nối bằng wifi (thường máy in đời mới đều có tính năng này), hoặc bạn nâng cấp lên win 11 và cài đặt lại driver máy in.
Xem thêm bài viết dưới đây về cập nhật windows 11: